Kỹ thuật tô tường là một vấn đề luôn được các thợ xây dựng lành nghề chú trọng vì nó không những liên quan đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình thi công. Vì vậy NICEWORLD sẽ áp dụng kỹ thuật trát tường vào đúng quy trình tô trát tường từ công tác chuẩn bị đến khi hoàn thành sẽ đảm bảo công trình với độ thẩm mỹ và chất lượng hơn.
Mục lục
1. Lựa chọn vật liệu phù hợp:
1.1. Cát tô
- Có độ mịn tốt, đồng đều, được sàng lọc cẩn thận qua sàng cát chuyên dụng;
- Cát sạch, tuyệt đối không lẫn tạp chất bùn sét.
1.2. Xi măng:
- Xi măng: hầu như các loại xi măng trên thị trường đều đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ cho công tác tô tường nhà phố như: Sông Gianh, Kim Đỉnh hay Hải Vân…vv.
2. Công tác chuẩn bị:
2.1. Bề mặt tường tô trước khi tô:
- Vệ sinh bề mặt, loại bỏ các bụi bẩn cũng như vữa xây dính trên tường gạch.
- Tưới ẩm gạch và dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ.
2.2. Kiểm tra dán lưới chống nứt tại các vị trí đi ống ME, lanh tô, trụ, dầm cầu thang:
- Dán lưới các vị trí đục đi ống ME, các vị trí tiếp xúc giữa hai loại vật liệu khác nhau như: giữa lanh tô & tường, giữa dầm cầu thang, dầm ô thông tầng & tường gạch xây sau;
- Lưới chống nứt phải được đóng rộng tối thiểu 15cm sang mỗi bên mạch ghép hoặc tính từ tim của đường ống ME.
- Tại các vị trí đặt đế âm thiết bị ME cần đóng lưới bao quanh.
- Trước khi tô cần dùng hồ dầu quét các vị trí đóng lưới, trụ, dầm để vữa tô liên kết tốt hơn;
2.3. Chuẩn bị cấp phối tô trát:
- Cấp phối vữa tô là M75, M100 tỉ lệ trộn phải được tuân thủ theo cấp phối tiêu chuẩn;
- Trộn cấp phối bằng máy trộn để cấp phối đồng đều;
- Có máng đựng vữa để cấp phối không bị mất nước ảnh hưởng đến chất lượng cấp phối.
3. Các kỹ thuật chính trong công tác tô tường
3.1: Ghém tường:
- Dựa vào trục kiểm tra: vị trí tường, độ dày lớp vữa sẽ tô (theo thiết kế), người thợ gắn mốc trát dưới chân tường.
- Từ các mốc dưới chân tường dùng dây dọi hoặc máy Laser đặt các mốc ở trên cao. Mặt của mốc trát là mặt phẳng tường sẽ tô trát.
- Các mốc trát được phân bố thành hàng trên tường, khoảng cách giữa các mốc trát thông thường từ 2-2.5m tùy vị trí.
3.2. Kỹ thuật tô tường
- Chuẩn bị hồ dầu để quét lên các vị trí đà, cột bê tông, mối nối tô tường cũ.
- Lót bao hoặc ván gỗ chân tường để thug om và tận dụng vữa rơi
- Bề dày lớp tô theo tiêu chuẩn từ 10-15mm. Nếu bề dày tô quá dày thì phải trát thành nhiều lớp mỏng, trát lớp thứ nhất để khô xong mới trát lớp thứ 2;
- Trát liên tục 1 lần xong một bức tường để tránh có giáp mí sau khi tô; Đối với trường hợp buộc phải chia làm 2 lần trát phải để mạch vữa hình răng cưa
- Tấp vữa lên tường, dùng thước nhuôm để gạt theo các vị trí ghém từ trước;
- Đợi tường se mặt, dùng xoa để tạo bề mặt và xoa chống nứt; Trát đến đâu xoa đến đó, không để sang buổi sau
- Khi trát cạnh, góc vuông tường phải dùng thước ke góc để cặp kiểm tra cạnh trong quá trình tô và sau khi tô.
- Dùng nivo kiểm tra độ thẳng của tường trong quá trình tô và sau khi tô;
- Dùng chổi đốt quét sạch cát trên tường và vệ sinh tường sau khi tô xong.
- Tường tô xong sau 6h phải được tưới ẩm bảo dưỡng, việc tưới ẩm diễn ra liên tục trong 2-3 ngày sau đó.
BẠN CÓ NHU CẦU THIẾT KẾ HOẶC THI CÔNG ? LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY!
3.3. Các lưu ý khác:
- Tại các vị trí chân tường có khả năng tiếp xúc với nước như: nhà bếp, phòng WC…cần phải tô một lớp hồ dày khoảng 7mm và khi lớp hồ này khô cần tiến hành chống thấm cao hơn mặt sàn hoàn thiện từ 200-300mm trước khi tiến hành công tác tô tường hoàn thiện ít nhất 01 ngày.
- Vị trí chân tường có khả năng tiếp xúc với nước như: sân thượng, hộp gen…cần chống thấm cao hơn mặt hoàn thiện tối thiểu 10cm trước khi tô ít nhất 01 ngày.
- Trong quá trình tô liên tục cập thước kiểm tra kỹ mặt phẳng chân tường để sau khi ốp len chân tường đạt thẩm mỹ.
4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tường tô:
- Phải đảm bảo các kích thước của tường chính xác theo thiết kế: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, độ dày.
- Đúng kích thước của cửa đi, cửa sổ, các lỗ chờ kỹ thuật.
- Vữa trát bám chặt vào bề mặt tường xây, vách bê tông. Tường trát không bị bong bộp.
- Bề mặt lớp vữa phẳng nhẵn. Độ sai lêch cho phép từ 1-1,5 mm.
- Các cạnh, gờ, chỉ phải sắc, thẳng đứng, ngang bằng. Các góc phải vuông ke.
- Chân tường tô trát phải thẳng, phẳng.
- Mặt sàn nơi chân tường sạch sẽ, không dính vữa rơi vãi.
5. Các rủi ro từ việc tường tô không đúng kỹ thuật.
- Tường bị nứt xé, nứt chân chim, nứt theo ống điện âm tường. Những vết nứt này mặc dù không ảnh hưởng đến quá trình chịu lực, nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà
- Tường bị nứt dọc theo đà, cột bê tông, chỗ tiếp xúc giữa hai loại vật liệu khác nhau (bê tông và tường gạch)
- Tường không phẳng, không ke góc, không đảm bảo tính thẩm mỹ;
- Tường bị thấm nước mưa từ ngoài vào.
- Ngoài ra việc tô tường không đảm bảo kỹ thuật còn ảnh hưởng đến công tác hoàn thiện sau của ngôi nhà như: ốp gạch không đều, khó ke góc gạch, tạo khe hở khi lắp đặt các sản phẩm nội thất…
Tường nứt sau khi sơn Tường nứt sau khi tô