Khi bắt đầu bất kì một dự án thiết kế nội thất, bạn chắc hẳn sẽ thắc mắc mình nên chọn kiểu thiết kế nào? Kiểu nào mình thích? Kiểu nào phù hợp với không gian? Kiểu nào sẽ làm mình thoải mái? Cho dù bạn đang trang trí phòng đơn hay cả ngôi nhà, biệt thự hay chung cư, phong cách thiết kế sẽ quyết định và thay đổi không gian vốn có của cả căn hộ/ ngôi nhà của bạn.

Trong chuỗi series bài viết của NICE WORLD về Phong cách thiết kế nội thất. Chúng tôi sẽ giới thiệu 10 phong cách thiết kế phổ biến nhất tại Việt Nam. Những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu cơ bản về các phong cách thiết kế nội thất thường gặp nhất, sự liên quan & khác nhau giữa các phong cách và cách tạo ra chúng. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được phong cách phù hợp nhất cho ngồi nhà của mình.

1. Phong cách thiết kế nội thất ORGANIC

Organic là phong cách thiết kế vật dụng và không gian được biểu hiện ra bên ngoài bằng những đường cong ngẫu nhiên, lấy cảm hứng từ những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống.

Đặc điểm nhận dạng:
Đường nét và mảng. Chính điều đó làm cho người xem cảm thấy bất ngờ và không nhàm chán.
Organic style đặc trưng bơi hình dạng khối bất định, thường mang tính hình tượng cao (mô phỏng), gợi cho người xem nhiều cảm xúc liên tưởng.
Màu nổi bật, ấn tượng, táo bạo, có sức hút mạnh mẽ, bố cục màu tương phản rực rỡ với các màu bậc 1, đôi khi là màu của vật thể, có khi là màu do hiệu quả của ánh sáng tạo nên.
Vật liệu dễ gọt đẽo, chạm trổ, bồi đắp, uốn cong, nung chảy, đổ cuôn, kéo sợi…(gỗ, xi măng, thạch cao, đất sét, kim loại…).
Phong cách thiết kế này phù hợp với:
Biệt thự, quán bar, cafe đọc đáo.

2. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển – Classicism

Classicism là phong cách bắt nguồn từ sau thời kỳ phục hưng châu Âu ảnh hưởng bởi kiến trúc Hy Lạp cổ đại và kiến trúc của La Mã cổ đại để nhấn mạnh vào tính đối xứng, hình học, lỷ lệ và đều đặn các bộ phần có thể được mô tả như là kiến trúc cổ điển.

 Đặc điểm nhận dạng:
Ánh sáng trong nhà thường dùng nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng đôi khi ánh sáng nhân tạo (đèn chùm, nến) được dùng cũng mang lại hiệu ứng rất tốt và tạo cảm giác về sự sang trọng, thanh lịch. Tone màu chủ yếu được sử dụng là những màu pastel nhẹ nhàng.
Những mái vòm, những họa tiết đắp nổi, những cây cột, cửa lớn, cửa sổ được trang trí với họa tiết đường viền rõ ràng, lò sưởi bằng đá cẩm thạch và tất cả đồ nội thất đều có dạng hình chữ nhật.
Đồ nội thất là những món đồ này thường có kiểu dáng cầu kỳ, đôi khi chạm trổ tinh xảo, mang dáng dấp của đẳng cấp quý tộc và vua chúa từ những thế kỷ trước.
Các căn phòng lớn được trang trí với những bức điêu khắc theo hình tượng cổ tuyệt đẹp.
Các đồ trang trí cổ điển sử dụng hình tượng lá sồi hoặc lá nguyệt quế, những họa tiết uốn lượn của Hy Lạp đối xứng theo một trật tự nhất định.
Phong cách thiết kế này phù hợp với:
Các khu biệt thự hoặc chung cư cao cấp, có không gian rộng

3. Phong cách thiết kế nội thất RETRO

Retro là một trào lưu hoài cổ, một sự luyến tiếc về quá khứ, tái hiện lại quá khứ và có một chút cách tân, trong đó sử dụng lại các đồ dùng theo xu hướng những thập niên trước, bao gồm đồ Vintage (đồ của những thập niên 40 – 80) và cả đồ không phải Vintage (đồ mới, đồ được thiết kế theo cảm hứng từ hình dáng của đồ Vintage).

Trào lưu này hiện nay rất thịnh hành với giới trẻ và người theo khuynh hướng hoài cổ.

   Đặc điểm nhận dạng:
–  Retro biểu thị cho sự sành điệu và chịu chơi theo lối hoài cổ trong việc sử dụng đồ dùng, phụ kiện.
– Tone màu thường sử dụng các loại màu nâu, cam, đỏ, có một số không gian còn sử dụng các màu sắc hiện đại, nhưng về tổng thể thì đều hướng đến một sự sang trọng phù hợp với mọi lứa tuổi.
– Các vật liệu thường được dùng là bọc da, nhung, đá ốp…
– Phong cách thiết kế này phù hợp với:
– Retro rất thích hợp với những người yêu thích vẻ đẹp hoài cổ nhưng cách tân. Hợp với nhiều loại không gian từ nhà ở đến không gian công cộng. Tùy không gian mà có thể thiết kế sao cho phù hợp với chức năng.

4. Phong cách thiết kế nội thất Hiện đại – Modernism

Phong cách thiết kế nội thất hiện đại Modernism là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của xã hội Châu Âu cuối XIX đầu XX.

BẠN CÓ NHU CẦU THIẾT KẾ HOẶC THI CÔNG ? LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY!
Form Liên Hệ TVTK

Các công trình khác nhau có đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối, không gian, tổ chức mặt bằng tự do, mặt đứng… Phong cách thiết kế này loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng các vật liệu hiện đại như: kính, thép, nhôm, bê tông, gạch…

Đặc điểm nhận dạng:
  • Dây chuyền công năng được đề cao, tiết kiệm được không gian giao thông, tiết kiệm vật liệu. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật.
  • Phong cách thiết kế sắc nét hình khối mạnh mẽ, các đường nét kiến trúc mang về sau. Ý nghĩa tạo ấn tượng về sự khỏe khoắn, hiện đại, độc đáo và dễ thay đổi.
  • Đường, mảng và khối để tạo nên không gian nội thất, không nhiều chi tiết và hoa văn rườm rà. Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng, thiết kế lấy sáng tối đa cho các không gian, ánh sáng từ các hốc tường hoặc khe của các vật cố định để chiếu sáng tường nên tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà hiện đại.

*Phong cách thiết kế này phù hợp với:

  • Thiết kế văn phòng.
  • Các căn hộ, nhà phố.
  • Những gia chủ ưu thích lối sống hiện đại, phóng khoáng.

5. Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu – Scandinavian

Phong cách thiết kế Scandinavian ra đời từ đặc trưng về vị trí và khí hậu của vùng Bắc Âu. Do đó, không khó hiểu khi ta thấy sự có mặt của gam màu trắng, màu đất và các vật liệu thô mộc như gỗ tự nhiên, da và lông thú. Chúng cộng hưởng và tạo nên cảm giác ấm áp và sự thông thoáng, hướng sáng cho không gian sống.

Tóm gọn của phong cách Scandinavian có thể dùng 3 từ: Chức năng – Đơn giản – Đẹp. Mặc dù đơn giản trong thiết kế, nhưng các đường nét thường được kết hợp với sự sang trọng kín đáo và ấm áp, đã tạo nên một cảm giác rất giản dị.

* Đặc điểm nhận dạng:

  • Sử dụng màu trắng làm chủ đạo.
  • Gỗ hoặc vật liệu giả màu gỗ là vật liệu không thể thiếu. Sự xuất hiện của trần, sàn, tường gỗ hoặc gỗ công nghiệp rất thường gặp trong phong cách này.
  • Ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa.
  • Dùng các họa tiết hoa văn, màu sắc tinh tế làm điểm nhấn.

* Phù hợp với: Những Căn hộ, Nhà phố nhỏ cần tạo không gian thoáng đạt

6. Phong cách thiết kế nội thất Tối giản – Minimalism

Sự thừa thải được cho là không cần thiết đối với phong cách này. Minimalism chủ yếu sử dụng những đường nét đơn giản, những đồ dùng nội thất gọn gàng.

*Đặc điểm nhận dạng:

  • Sử dụng màu sắc hạn chế: Thông thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách này: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn.
  • Các mảng tường trắng được sử dụng rất phổ biến như một phông nền trơn nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, đồng thời mang lại hiệu quả thị giác về một không gian rộng rãi hơn, thoáng đãng.
  • Ánh sáng được xem như một thành phần trang trí quan trọng để tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ.
  • Các thành phần trang trí nội thất cũng như vật dụng, bàn ghế được sử dụng ở mức độ tối giản, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa phải có yếu tố thẩm mỹ.

*Phong cách thiết kế này phù hợp với:

  • Thiết kế văn phòng
  • Các căn hộ có diện tích nhỏ
  • Những người thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng

 

Xem thêm các mẫu thiết kế nhà ấn tượng của NICE WORLD

4.3/5 - (12 đánh giá)