Gỗ HDF (High Density Fiberboard – gỗ sợi mật độ cao) là tấm ván gỗ ép. Đây là loại gỗ ván ép chất lượng cao được ứng dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội – ngoại thất. Ván HDF đã không còn xa lạ với người dùng hiện đại. Vậy gỗ HDF là gì? Cấu tạo của loại ván ép này như thế nào? Cốt gỗ công nghiệp HDF chịu nước có tốt không? Để hiểu rõ hơn về các đặc tính của HDF,hãy cùng NICEWORLD tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Gỗ công nghiệp HDF là gì?
1.1 Gỗ HDF
Là một sản phẩm ván ép công nghiệp có tên gọi đầy đủ là High Density Fiberboard. Loại gỗ này được phát triển dựa trên cơ sở khắc phục nhiều nhược điểm của các loại gỗ ván dăm như MDF, MFC và nâng cao chất lượng hơn cho cốt gỗ. Gỗ sợi HDF đem lại tính bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao.
1.2 Cấu tạo gỗ công nghiệp HDF
Gỗ ép công nghiệp HDF được cấu tạo từ 80% – 85% gỗ tự nhiên. Tận dụng những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày làm nguyên liệu chính, cấu thành cốt gỗ tấm. Sau khi được luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000oC – 2000oC để xử lý hết nhựa và nước. HDF thường sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF với kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm hoặc các kích thước khác theo nhu cầu sử dụng. Các tấm ván gỗ HDF đã xử lý bề mặt được đưa sang dây chuyền cắt theo các kích thước đã định sẵn, rồi phủ thêm lớp tạo vân gỗ cùng lớp phủ bề mặt.
Lớp phủ bề mặt được làm từ Melamine Resin và sợi thủy tinh nên có độ trong suốt, giúp giữ màu sắc được lâu dài, vân gỗ ổn định. Đồng thời, bảo vệ lớp bề mặt của gỗ HDF. Chính vì vậy mà HDF là ván ép chất lượng cao nhất trong các loại gỗ ép hiện nay.
2. Quy trình sản xuất HDF
+ Bước 1: Nguyên liệu lấy từ gỗ sẽ được sơ chế đẻ bỏ phần vỏ cũng như làm sạch bụi bẩn trước.
+ Bước 2: Lấy phần gỗ đó đem đi chụm qua nước sôi. Sấy khô ở nhiệt độ cao (lên đến 2000 độ C)
+ Bước 3: Tiếp đến nghiền gỗ ra thành bộ sau đó đem trộn chung với chất phụ gia để làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ.
+ Bước 4: Đem chúng đi ép với áp suất cao và định hình tấm\
Với mỗi thành phẩm từ tấm gỗ HDF thì tiêu chuẩn sẽ là 2000×2400 mm, với độ dày tầm 6 – 24 mm ( tùy theo mục đích sử dụng của các công trình).
Quy trình chưa dừng lại ở đây, vì khi những tấm HDF này ra lò người ta tiếp tục đem đi phủ thêm qua các bề mặt thích hợp như laminate, vener hay acrylic để làm tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho gỗ.
3. Phân loại gỗ HDF
3.1 Gỗ công nghiệp HDF siêu chống ẩm
3.2 Gỗ công nghiệp Black HDF siêu chống ẩm
4. Ưu và nhược điểm gỗ công nghiệp HDF
4.1 Ưu điểm của gỗ HDF
- Gỗ HDF có khả năng cách nhiệt và cách âm khá tốt do vậy thường được sử dụng làm nội thất phòng ngủ, phòng học, khách sạn, nhà ở…
- Gỗ HDF hạn chế khả năng cong vênh và được tẩm chất chống mối mọt, ẩm mốc, khả năng chống ẩm tốt hơn MFC và MDF.
- Có độ cứng cao, khả năng chịu áp lực lớn
- Bám ốc vít tốt giúp gia công đồ nội thất đẹp và bền hơn
- Bề mặt nhẵn có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt như Laminate, Melamine, Veneer,….
- Thân thiện với môi trường và sức khỏe
4.2 Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF
- Giá thành cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp
- Bằng mắt thường khó phân biệt với MDF tiêu chuẩn
- Phù hợp với đồ nội thất dạng phẳng
5. Giá của gỗ HDF
Dưới đây là bảng giá ước tính của gỗ HDF:
– Đối với gỗ HDF được làm theo tiêu chuẩn E2:
1.220 X 2.440 X 2.5 = 100.000 đồng
1.220 X 2.440 X 9.0 = 285.000 đồng
– Đối với gỗ HDF được làm theo tiêu chuẩn E1:
1.220 X 2.440 X 17 = 575.000 đồng
– Đối với gỗ công nghiệp Black HDF:
1.220 X 2.440 X 12 = 640.000 đồng
1.220 X 2.440 X 18 = 950.000 đồng
1.830 X 2.440 X 12 = 985.000 đồng
1.830 X 2.440 X 18 = 1.360.000 đồng
>> tham khảo những mẫu thiết kế nhà đẹp: Công ty TNHH tư vấn thiết kế kiến trúc và xây dựng Niceworld